Lạc nội mạc tử cung
Cứ khoảng 10 người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì phải có 1 người bị lạc nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, có đến gần 40% Nữ giới bị vô sinh có liên quan đến căn bệnh này. Do đó, lạc nội mạc tử cung luôn luôn được xét vào Top những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em cần hết sức đề phòng. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay vẫn chưa có nhiều người hiểu được cụ thể căn bệnh này như thế nào, nguyên nhân do đâu, triệu chứng ra sao và nên làm gì khi gặp phải. Để giải quyết những thắc mắc này, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô trong lòng tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài tử cung, thường liên quan đến toàn bộ ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu.
Những mô này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường (nghĩa là chúng vẫn sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt) nhưng do phát triển bên ngoài tử cung nên máu chảy ra không thể thoát khỏi cơ thể mà bị tích lại gây chảy máu trong, nhiễm trùng kèm theo nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới cả sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho biết chính xác nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên các chuyên gia y tế có xem xét và đề cập một số nguyên nhân như:
- Kinh nguyệt bị trào ngược: Cứ khoảng 28-32 ngày, Nữ giới lại bị ra máu kinh 1 lần. Máu kinh có màu đỏ thẫm thường chứa niêm mạc tử cung bị bong tróc hoặc khí hư. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến kinh nguyệt bị trào ngược, máu kinh chảy ngược lên ống dẫn trứng hoặc khu vực chậu sẽ khiến các tế bào niêm mạc bị lạc chỗ, tiếp tục phát triển, dày lên.
- Sự biến đổi của tế bào phúc mạc: Hormone hoặc các yếu tố miễn dịch có thể thúc đẩy quá trình biến đổi của tế bào phúc mạc thành tế bào nội mạc tử cung, khiến Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung.
- Sự biến đổi của tế bào phôi: Một số loại hormon như estrogen có thể biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì.
- Sẹo sau phẫu thuật: Một số loại phẫu thuật như phẫu thuật cắt tử cung có thể khiến tế bào nội mạc tử cung dính lên vết mổ, gây lạc nội mạc tử cung.
- Tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển: Các mạch máu hoặc dịch của mô có thể làm các tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển đến các vị trí khác trên cơ thể.
- Bất thường về hệ miễn dịch: Bất thường trong hệ miễn dịch có thể làm cơ thể không phát hiện và không phá huỷ các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
>>Đăng ký khám lạc nội mạc tử cung<<
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng ban đầu của lạc nội mạc tử cung đó chính là đau vùng chậu, thường trong giai đoạn hành kinh. Cơn đau có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài sau khi kết thúc kỳ nguyệt san. Bên cạnh đó, cơn đau còn có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Ngoài ra, khi mắc bệnh, chị em còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Đau bụng dưới
- Đau phía dưới lưng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau khi di chuyển hoặc đi tiểu
- Chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ hành kinh
- Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn… diễn ra trong suốt đợt hành kinh.
Lạc nội mạc tử cung dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm vùng chậu, u buồng trứng hay hội chứng ruột kích thích… Do đó, để được chẩn đoán chính xác đồng thời có cách khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất, chị em hãy chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khi thấy xuất hiện các triệu chứng sớm của bệnh. Tránh tùy tiện dùng thuốc hay làm theo các bài thuốc dân gian truyền miệng không rõ nguồn gốc. Hành động này có thể khiến bệnh không những không khỏi mà còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung như thế nào?
Hiện nay có khá nhiều phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, phác đồ hỗ trợ điều trị cụ thể ra sao thì còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cùng thể trạng sức khỏe của mỗi người. Cụ thể một số phương pháp có thể kể đến như:
- Dùng thuốc giảm đau: cách này chỉ giúp bệnh nhân giảm đau tức thời, không có tác dụng lâu dài.
- Liệu pháp hormone: Liệu pháp hormone giúp làm giảm sự giao động nồng hộ hormone trong máu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm chậm sự phát triển của mô lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp này không thể điều trị dứt điểm được lạc nội mạc tử cung nên khi ngừng sử dụng, các triệu chứng của bênh có thể quay lại.
- Điều trị bảo tồn: Nếu bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung muốn mang thai thì sẽ được phẫu thuật cắt bỏ lạc nội mạc tử cung, bảo tồn tử cung và buồng trứng. Bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật thông thường.
- Điều trị vô sinh: Bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi cần thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung, chị em có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Phòng khám chính là một trong những địa chỉ Sản phụ khoa hàng đầu tại Hà Nội được hàng triệu người bệnh tin tưởng lựa chọn mỗi khi gặp phải những bệnh lý hay vấn đề bất thường tại vùng sinh dục – tiết niệu.
Thời gian làm việc: 8h – 20h30 hàng ngày
>>Top 5 phòng khám phụ khoa hàng đầu Hà Nội<<
>>Bảng giá khám phụ khoa Đa khoa Y học Quốc tế<<
Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch hẹn thăm khám trước tại đây, bạn có thể nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi tới đường dây nóng 0243.6611.888 bất cứ lúc nào!!!
- Địa chỉ: 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại: 0243.6611.888
- Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ Nhật ( 8h00 - 20h30 )