Bệnh HIV lây nhiễm như thế nào ? Cách phòng tránh
– Y học xác định HIV là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người. Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, ung thư… dẫn đến tử vong,…là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
– AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Vì thế, việc biết được phương thức lây nhiễm sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Giải đáp: HIV lây nhiễm qua những con đường nào?
Theo các chuyên gia, HIV lây truyền chủ yếu qua đường màu, quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con, cụ thể như sau:
1. Lây truyền qua đường máu
- Truyền máu trực tiếp từ người bệnh sang người bình thường là con đường lây nhiễm bệnh nhanh nhất. Tuy nhiên tường hợp này hiếm gặp, bởi trước khi truyền máu người ta bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm xác định người cho máu có khỏe mạnh, đủ điều kiện hiến máu hay không. Thông thường, HIV sẽ lây truyền qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là những người nghiện ma túy. Virus HIV có tồn tại trong máu người bệnh nên khi sử dụng bơm kim tiêm sẽ rất dễ lây nhiễm.
2. Quan hệ tình dục không an toàn
- Là phương thức lây nhiễm HIV phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Người bị nhiễm HIV khi có quan hệ tình dục không an toàn sẽ dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình. Tỷ lệ nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ với người mắc bệnh khá cao, đặc biệt gia tăng ở những người có tần suất quan hệ nhiều. Chú ý rằng sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su có thể ngăn ngừa HIV lên tới 95%.
- Trong khi đó quan hệ tình dục qua đường miệng ít có nguy cơ lây nhiễm hơn. Nhưng nếu lưỡi, miệng có vết xước rỉ máu thì quan hệ qua đường miệng với người mắc bệnh, bạn có nguy cơ lây nhiễm.
3. Lây truyền từ mẹ sang con
- Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 50% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ. Tuổi đời của trẻ dương tính với virus HIV chỉ kéo dài đến khoảng 3 năm.
Chuyên gia đưa ra lời khuyên
Căn cứ vào những con đường lây nhiễm bệnh nêu trên, mọi người có thể phòng tránh HIV hiệu quả bằng cách:
- Tuyên truyền giáo dục kiến thức về HIV, khuyến khích quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 bạn tình, tránh quan hệ với gái mại dâm.
- Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
- Có đời sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện và tầm soát bệnh.
- Khi có nghi ngờ nhiễm bệnh cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán xác định càng sớm càng tốt.
Hiện nay, tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế đã và đang thực hiện xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác. Theo đó, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm HIV song song cùng với các bệnh xã hội khác.
– Tại phòng khám có đầy đủ thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động cho kết quả chính xác. Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ trực tiếp giám sát thực hiện xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận chính xác.
– Ngoài ra, nhằm áp dụng khoa học công nghệ vào trong quản lý y tế, phòng khám áp dụng công nghệ 4.0, tiêu chuẩn hóa khuôn mẫu mang tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, sau khi xét nghiệm, bệnh nhân không cần chờ đợi lấy kết quả mà nhân viên y tế phòng khám sẽ thông báo kết quả xét nghiệm qua hệ thống thông tin điện tử hiện đại, nhanh chóng.
Mọi thắc mắc vui lòng nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số máy 082.285.6886 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
- Địa chỉ: 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại: 0243.6611.888
- Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ Nhật ( 8h00 - 20h30 )